Trong sự phát triển kinh tế và xã hội hiện nay thì ngành kỹ sư cơ khí đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Vậy kỹ sư cơ khí là gì?
Công việc và nhiệm vụ của kỹ sư cơ khí ra sao?
Cần những yếu tố nào để trở thành kỹ sư cơ khí?
Để giúp bạn trả lời những thắc mắc về ngành này, chúng tôi xin đưa ra bài viết sau đây. Bạn hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu nhé
Kỹ Sư Cơ Khí Là Gì?
Cơ khí là một trong những lĩnh vực nền tảng của công nghiệp hiện đại hiện nay. Dự kiến trong những năm tới ngành cơ khí sẽ phát triển nhanh chóng hơn nữa nhằm thúc đẩy kinh tế công nghiệp hóa, tự động hóa. Vì vậy, kỹ sư cơ khí đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Kỹ sư cơ khí được xem là công việc có nhiều cơ hội, triển vọng trong nghề nghiệp.
Các kỹ sư cơ khí được gọi là ‘’linh hồn’’ của ngành cơ khí. Kỹ sư cơ khí là những người làm những công việc như thiết kế, lắp đặt, gia công máy móc và phụ trách bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị máy móc cơ khí.
Kỹ sư cơ khí cũng có thể đảm nhận được các vai trò quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh về dịch vụ cơ khí. Rất nhiều sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày đều có sự nhúng tay thiết kế và chế tạo của các kỹ sư cơ khí từ ô tô, xe máy, điều hòa,…đến máy bay, tàu thủy…
Công Việc Và Nhiệm Vụ Của Kỹ Sư Cơ Khí Là Gì?
Kỹ sư cơ khí là người luôn đảm bảo và giám sát quá trình từ việc xây dựng cho đến ý tưởng thiết kế máy móc, hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Cụ thể, kỹ sư cơ khí đảm nhiệm những công việc dưới đây:
- Thiết kế và thi công lắp đặt sản phẩm cơ khí: Các kỹ sư cơ khí trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế, phân tích bản vẽ về sản phẩm và máy móc phục vụ cho đời sống sản xuất. Thực hiện gia công và giám sát quá trình để hoàn thiện, khắc phục những sai sót để sản phẩm có thể hoàn thiện đúng như thiết kế trước khi được tung ra thị trường.
- Lắp đặt, vận vận hành các máy móc, thiết bị: Kỹ sư cơ khí là người thực hiện việc lắp đặt máy móc cho các công trình, xưởng sản xuất. Vận hành, theo dõi và quản lý quá trình vận hành sản xuất của các thiết bị máy móc tại các nhà máy để đảm bảo được sự ổn định cũng như hiệu quả trong sản xuất. Một sai sót nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng lên toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, kỹ sư cơ khí luôn phải có trách nhiệm cao trong việc vận hành và giám sát để có thể phát hiện ra các vấn đề sớm để khắc phục kịp thời.
- Sửa chữa, bảo trì và bảo dưỡng máy móc: Kỹ sư cơ khí sẽ là người sửa chữa, khắc phục những lỗi hỏng hóc của thiết bị khi phát hiện thiết bị gặp vấn đề hư hỏng. Thực hiện những công việc kiểm tra, bảo trì theo định kỳ cho thiết bị máy móc của các công xưởng sản xuất hay các công trình. Nhằm nâng cao tuổi thọ và khả năng hoạt động của máy móc. Điều này giúp giảm thiểu sự cố và thời gian không hoạt động của máy móc, đảm bảo được quá trình sản xuất luôn diễn ra một cách hiệu quả.
- Cải tiến trang thiết bị và máy móc cơ khí: Các kỹ sư cơ khí phải tự chủ động nghiên cứu và đưa ra những đề xuất để cái tiến hoạt động của thiết bị, máy móc nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất. Ngoài ra họ cần phải đưa ra những ý tưởng mới, sáng tạo giải quyết các vấn đề phát sinh tròng quá trình sản xuất. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất và đưa ra các giải pháp cải tiến tốt nhất cho doanh nghiệp.
Cần Những Yếu Tố Nào Để Có Thể Trở Thành Kỹ Sư Cơ Khí Giỏi?
Khối lượng công việc của kỹ sư cơ khí vô cùng nặng và không hề đơn giản. Vì vậy, những doanh nghiệp luôn có tiêu chí khi tuyển dụng để đảm bảo luôn đáp ứng được các nhu cầu trong công việc. Những yếu tố mà một kỹ sư cơ khí cần đáp ứng được sau đây.
- Có Niềm Đam Mê Và Yêu Thích Với Máy Móc, Kỹ Thuật
Đối với một kỹ sư cơ khí để có thể làm việc được lâu dài và duy trì được công việc thì phải có niềm đam mê, đây là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đặc biệt là đối với nghề kỹ sư cơ khí, một nghề tương đối khó khăn, nếu không có niềm đam mê và yêu thích với máy móc, kỹ thuật thì bạn sẽ rất dễ dàng nản lòng và từ bỏ trong quá trình học tập cũng như làm việc. Vì vậy, một thái độ tích cực, luôn tìm cách giải quyết những vấn đề cộng thêm niềm đam mê và yêu thích sẽ tạo động lực cho bạn chinh phục công việc này. Hãy nuôi dưỡng đam mê của bản thân để có thể duy trì và phát triển trong công việc.
- Phải Có Trình Độ Chuyên Môn
Trình độ chuyên môn rất quan trọng đối với một kỹ sư cơ khí. Các ứng viên cần đạt trình độ cử nhân đại học trở lên, thuộc các chuyên ngành liên quan đến cơ khí như kỹ thuật cơ khí, công nghệ tự động, cơ khí chế tạo,…
Ngoài kiến thức chuyên ngành ra, một kỹ sư cơ khí cần phải có sự hiểu biết sâu về các khái niệm và kiến thức cơ bản trong lĩnh vực cơ khí. Thành thạo việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết bị kỹ thuật và có khả năng truyền đạt thông tin và kiến thức tốt.
Hiện nay, việc tuyển dụng kỹ sư cơ khí đều yêu cầu những ứng viên có kinh nghiệm từ 1-2 năm trở lên trong lĩnh vực cơ khí.
- Có Tính Cẩn Thận Và Kiên Trì
Tính cẩn thận và kiên trì là yếu tố tương đối quan trọng để có thể đạt được thành công trong bất kỳ công việc nào. Đối với nghề kỹ sư cơ khí thì đức tính này lại càng quan trọng hơn. Nếu có một chút sai sót trong lĩnh vực này, có thể dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng. Thậm chí, có thể ảnh hưởng lớn đến sản phẩm và uy tín của công ty.
Vì những lí do đó, một kỹ sư cơ khí cần phải là người chịu khó và kiên trì trong công việc của bản thân mình. Họ cần phải đảm bảo mọi chi tiết đều thực thực hiện một cách thận trọng và cẩn thận, chính xác, không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào.
- Siêng Năng Và Tận Tâm
Kỹ sư cơ khí là công việc cần sự cần cù, siêng năng và tận tâm với công việc. Như vậy thì những sản phẩm cơ khí mới có thể hoạt động một cách tốt nhất, mang đến những sản phẩm chất lượng phục vụ cho đời sống và sản xuất. Để có thể trở thành một kỹ sư cơ khí giỏi, cần phải có tinh thần trách nhiệm cao cùng với sự tận tụy với nghề. Chỉ khi đó, bạn mới có thể đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật và đáp ứng được những mong đợi của khách hàng.
- Cơ Hội Việc Làm Của Kỹ Sư Cơ Khí
Kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày càng hiện đại, con người ngày nay ngày càng tận dụng máy móc để tăng hiệu quả, tăng sản lượng trong công việc và phục vụ cho đời sống hằng ngày. Nhu cầu làm việc trong lĩnh vực cơ khí ngày càng tăng cao. Kỹ sư cơ khí có thể làm việc tại nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Làm Việc Tại Các Nhà Máy Doanh Nghiệp
Kỹ sư cơ khí làm việc tại lĩnh vực này có thể làm việc với tư cách kỹ sư thiết kế, kỹ sư giám sát, kỹ sư điều hành công nghệ…trong các nhà máy sản xuất, các công ty chế tạo, sửa chữa đóng tàu, các công ty thực phẩm…
- Làm Việc Tại Các Trường Đại Học, Viện Nghiên Cứu
Kỹ sư cơ khí cũng có thể trở thành cán bộ giảng dạy và nghiên cứ khoa học, để truyền tải những kiến thức về cơ khí tới các học sinh, sinh viên đang theo ngành này. Là cán bộ giảng dạy, bạn có thể làm việc tại các viện nghiên cứu , các trường đại học, cao đẳng…
Bạn có thể trở thành cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ nghiên cứu tại các trung tâm. Vị trí này gồm những công việc như tư vấn hoặc chuyển giao các thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất…
- Làm Việc Tại Các Doanh Nghiệp Nước Ngoài Ở Việt Nam
Bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp cơ khí nước ngoài có quy mô lớn tại Việt Nam. Nếu những doanh nghiệp này là mục tiêu của bạn thì đừng quên trau dồi thêm ngoại ngữ.
- Làm Việc Ở Nước Ngoài
Nếu bạn có điều kiện và mong muốn được đi ra nước ngoài làm việc, thì ngành kỹ sư cơ khí là sự lựa chọn rất có triển vọng dành cho bạn. Tại đất nước Nhật Bản là một trong những thị trường phổ biến và phong phú với nhiều lĩnh vực như: thiết kế chế tạo cơ khí, cơ khí chế tạo máy, kỹ thuật gia công tạo hình, công nghệ tự động và cơ khí ô tô…
Mức Lương Của Kỹ Sư Cơ Khí Là Bao Nhiêu?
Tại Việt Nam lương của kỹ sư cơ khí nằm ở mức khá ổn định so với toàn bộ thị trường việc làm, với mức lương trung bình hàng tháng là 12 triệu đồng.
- Lương của kỹ sư cơ khí mới ra trường khoảng từ 6 đến 8 triệu đồng mỗi tháng
- Lương của kỹ sư cơ khí có nhiều kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên sẽ có mức lương khoảng từ 11 đến 16 triệu đồng
Tùy theo đặc thù của từng lĩnh vực, quy mô của doanh nghiệp và trình độ tay nghề, chuyên môn của mỗi kỹ sư cơ khí thì mức lương sẽ có sự khác nhau. Mức lương của kỹ sư cơ khí tại các thị trường nước ngoài như Nhật Bản khá cao, có thể lên đến 40 triệu đồng mỗi tháng.
Hy vọng với bài viết trên giúp bạn có thêm cái nhìn tổng quát về kỹ sư cơ khí, giúp bạn có thể định hướng được nghề nghiệp rõ ràng của ngành cơ khí trong tương lai. Chúc các bạn thành công!