Lý Do Bạn Nên Sử Dụng Van Bướm Điều Khiển Khí Nén

Hiện nay, các loại van bướm điều khiển khí nén ngày càng được ưu tiên sử dụng bởi tính ứng dụng cao mà không có con người tác động trực tiếp. Với van bướm điều khiển khí nén bạn chỉ cần ngồi ở phòng điều khiển thay vì đến trực tiếp tận nơi để vận hành. Không những thế, với van bướm điều khiển khí nén chi phí đầu tư sản phẩm ban đầu rẻ hơn nhiều so với các loại van công nghiệp khác.

Trong loạt bài viết phân tích về các loại van công nghiệp và ứng dụng, ngày hôm nay xin được chia sẽ đến quý độc giả bài viết “lý do sử dụng van bướm điều khiển khí nén“. Van công nghiệp AZ hi vọng rằng sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề tận gốc mà bạn đang gặp phải. 

Nào! cùng nhau tìm hiểu nhé!

Để tìm hiểu về lý do bạn nên sử dụng van bướm điều khiển khí nén chúng ta cùng điểm qua về cấu tạo của dòng van này nhé. 

Bài viết nên xem: Tìm hiểu về các loại van công nghiệp phổ biến hiện nay

Cấu tạo van bướm điều khiển khí nén 

Van bướm điều khiển khí nén (Pneumatic Butterfly Valve) còn được thị trường biết đến với tên gọi van cánh bướm điều khiển khí nén hay van khí nén hoặc một số nơi khác đọc van bướm khí nén. Dù khác nhau về tên gọi, nhưng cách đọc cũng đều gợi ta liên tưởng đến loại van bướm sử dụng khí nén để điều khiển.

Các bộ phận cơ bản phải có của van bướm điều khiển khí nén bao gồm: van bướm cơ kết hợp bộ phận điều khiển khí nén. 

1/ Phần Cơ (van bướm).

Phần cơ hay van bướm cơ là bộ phần tiếp xúc trực tiếp với môi chất chạy qua. Chúng chịu nhiệt độ, áp lực và tính chất của môi chất trong đường ống. Khi lựa chọn sản phẩm van bướm khí nén thường cần chú ý nhiều về loại van bướm cơ này. 

Các bộ phận van bướm cơ thông thường sẽ bao gồm: 

  • Thân van (Body valve): Vật liệu cấu tạo thân van thường phải chịu áp lực, nhiệt độ, hay tính chất của môi chất. Thông thường vật liệu của van bướm sẽ là gang (GG25, GG40…), thép (WCB, GS-C25…) thép không gỉ (Inox 201, Inox 304, Inox 316…) hoặc nhựa (nhựa PVC, UPVC…).
  • Đĩa van (Disc valve): Vật liệu cấu tạo đĩa van cũng giống như thân van thông thường chúng sẽ phải chịu áp lực, nhiệt độ, các tính chất của môi chất. Vậy nên thông thường vật liệu của đĩa van sẽ là gang (GG25, GG40…), thép (WCB, GS-C25…) thép không gỉ (Inox 201, Inox 304, Inox 316…) hoặc nhựa (nhựa PVC, UPVC…).
  • Phần gioăng làm kín (seal): Còn được biết đến là phần kết cấu giúp van hoạt động mượt và kín hơn. Vật liệu cấu tạo của seal thường là cao su thường (EPDM, NBR…), tepflon (PTFE)…

Nguồn tham khảo: wikipedia về van bướm/ butterfly valve

2/ Phần điều khiển khí nén.

Phần bộ điều khiển khí nén về cơ bản bao gồm: 

  • Xi lanh  
  • Piston
  • Trục vít truyền động 
  • Lò xo.

Thông thường bộ điều khiển khí nén được cấu tạo từ hợp kim nhôm, chúng có độ bền và chịu áp suất cao. Các sản phẩm bộ điều khiển khí nén (pneumatic actuator) thường phủ lớp sơn chống mòn, trầy xước để từ đó tăng độ bền cho thiết bị.

Xét về vận hành, bộ điều khiển khí nén bao gồm 2 loại chính sau: Bộ điều khiển khí nén tác động đơn, bộ điều khiển khí nén tác động kép.

  • Bộ điều khiển khí nén tác động đơn (Single acting):
  • Bộ điều khiển khí nén tác động kép (double acting):
van buom dieu khien khi nen
Nguyên lý hoạt động bộ điều khiển khí nén

Nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển khí nén

Van bướm điều khiển khí nén được hoạt động khi chúng ta cấp khí nén từ bên ngoài vào bộ truyền động (pneumatic actuator). Áp lực khí nén tác động trực tiếp lên piston và qua cơ cấu truyền động tác động trực tiếp lên van làm cho van đóng/ mở. 

Tham khảo video sau để hiểu hơn về nguyên lý hoạt đông van bướm điều khiển khí nén

Chúng ta vừa đi qua cấu tạo và nguyên lý của van bướm điều khiển khí nén. Như nội dung bài viết, lý do bạn nên sử dụng van bướm điều khiển khí nén thì cần xét ưu và nhược điểm của loại van này cũng như bạn cần phải xét những ứng dụng của van bướm điều khiển khí nén. Mời các bạn cùng theo dõi ở bên dưới nhé. 

Đánh giá ưu và nhược điểm của van bướm điều khiển khí nén

Với mỗi sản phẩm thiết bị công nghiệp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Van bướm điều khiển khí nén cũng không phải là ngoại lệ, sau đây là những ưu và nhược điểm của loại van bướm khí nén này. 

Ưu điểm 

  • Chi phí đầu tư trên một sản phẩm thấp. 
  • Phù hợp với các ứng dụng lắp đặt không gian nhỏ, tiết kiệm diện tích. 
  • Đáp ứng mục đích đóng nhanh/ mở nhanh, đảm bảo lưu chất ổn định qua đường ống. 
  • Đa dạng và phong phú với nhiều tiêu chuẩn mặt bích khác nhau như: JIS 5K, JIS 10K, PN10, PN16, JIS20K, PN25, ANSI #150…
  • Hệ số an toàn cao, ít xảy ra các hiện tượng cháy nổ. 
  • Dễ dàng bảo trì, bảo dưỡng van khi gặp sự cố.
  • Ứng dụng cho nhiều môi trường làm việc khác nhau. 
  • Kích thước loại van bướm khi nén đa dạng cho nhiều hệ thống đường ống (Size 50 --> DN2000).

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm, dòng sản phẩm này còn tồn tại một số điểm hạn chế sau: 

  • Nhiệt độ và áp lực của van bướm không cao so với các loại van công nghiệp khác. 
  • Van bướm điều khiển khí nén thông thường chỉ có size từ DN50 trở lên. Các size DN15, DN20, DN25, DN32, DN40 hầu như không sản xuất. 

Các ứng dụng phổ biến của van bướm điều khiển khí nén

Chính những ưu điểm nổi bật của van bướm điều khiển khí nén mà ít loại van nào có thể đáp ứng mà hiện nay van bướm khí nén được ưu thích sử dụng rộng rãi trong rất nhiều môi trường, nổi bật như sau: 

1/ Ứng dụng cho nhà máy: 

  • Nhà máy thủy điện, các hồ chứa, kênh hút nước, đập thủy điện…
  • Nhà máy xi măng, nhà máy bột giấy, nhà máy cồn, nhà máy nhựa xốp…
  • Nhà máy sản xử lý nước, các công ty cấp thoát nước…
  • Nhà máy sản xuất mía đường, nhà máy sửa…

2/ Các môi trường mà van bướm khí nén thường sử dụng. 

  • Môi trường nước sạch, nước thải, nước nóng. 
  • Môi trường bột giấy
  • Hệ thống khí nén/ hệ thống dẫn khí
  • Hệ thống khí gas, oxy…

Những lưu ý khi mua van bướm điều khiển khí nén

Nếu như bạn là người mua hàng, không thể nắm hết các kiến thức kỹ thuật khô khan ở trên. Thị những lưu ý sau sẽ giúp bạn lựa chọn đúng sản phẩm bạn đang có nhu cầu. 

  • Kích thước sản phẩm: Với mỗi loại van công nghiệp nói chung và van bướm điều khiển khí nén nói riêng đều có kích thước để lắp đặt trên đường ống. Hãy thật chắc chắn rằng mình đang cần đúng loại kích thước đó. 
  • Áp suất/ Nhiệt độ: Đây là một trong những yếu tố tiên quyết khi lựa chọn sản phẩm. Nắm rõ áp suất và nhiệt độ của mình đang cần để chọn những sản phẩm thật sự phù hợp với nhu cầu nhằm tránh lãng phí tiền của và tránh mất thời gian không đáng có cho những lựa chọn sai lầm. 
  • Môi chất: Cũng như nhiệt độ và áp suất, chính việc hiểu đúng bạn sẽ dùng van bướm điều khiển khí nén cho ứng dụng môi chất là gì giúp bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp 
  • Vật liệu: Đây là yêu tố quá trọng bởi vật liệu ảnh hưởng đến việc van bướm khí nén mua về có sử dụng được không. Hãy nắm chắc yếu tố này bởi đây cũng làm một trong những tips giúp bạn tiết kiệm chi phí khi mua hàng. 
  • Xuất xứ: Mỗi sản phẩm van bướm khí nén đều có xuất xứ sản xuất khác nhau. Bởi việc nguồn xuất xứ nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Vậy nên, cần xác định bạn đang cần hàng có nguồn gốc xuất xứ như thế nào nhé!

Trên đây là bài review về lý do bạn nên sử dụng van bướm điều khiển khí nén. Tôi mong rằng, với những chia sẽ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại van này nhé. Nếu gặp vấn đề đừng ngần ngại liên hệ tôi để được hỗ trợ. Zalo/Mobile: 0906 818 600 Mr Tuấn

Lý Do Bạn Nên Sử Dụng Van Bướm Điều Khiển Khí Nén 1

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x